Act Now: Ask your Representative to support the PRC!

Connect

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là gì?

Nhiễm trùng huyết – còn được gọi là nhiễm độc máu hoặc hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) – là một tình trạng đe dọa tính mạng phát sinh khi phản ứng với nhiễm trùng của cơ thể làm tổn thương chính các mô và bộ phận của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến sốc, suy nhiều bộ phận và tử vong, đặc biệt là khi không được nhận ra sớm và điều trị kịp thời.

Đối với những cá nhân bị tê liệt, nhiễm trùng huyết có thể bắt đầu dưới dạng nhiễm trùng đường tiết niệu (bàng quang), viêm phổi, vết thương, loét điểm tỳ hoặc nhiễm trùng khác. Nếu nhiễm trùng không được kiểm soát cục bộ thì có thể lan ra khắp cơ thể.

Sốc nhiễm khuẩn là loại nhiễm trùng huyết nghiêm trọng có giảm huyết áp dẫn đến suy bộ phận. Cả nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm khuẩn đều đe dọa đến tính mạng. Khả năng điều trị thành công cao nhất là trong vòng một giờ khởi phát bệnh.

Bất kỳ ai bị nhiễm trùng phải nhận thức được những rủi ro và triệu chứng của nhiễm trùng và phải tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức.

​Các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng huyết

Có thể xuất hiện một số hoặc tất cả những triệu chứng sau:

  • Nhiễm trùng
  • Thân nhiệt cao, cao hơn 38,30 độ C hoặc 101,30 độ F
  • Nhịp tim nhanh, nhanh hơn 90 nhịp/phút
  • Nhịp hô hấp nhanh, nhanh hơn 20 hơi thở/phút

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện:

  • Lú lẫn hoặc hôn mê
  • Phù thũng, đặc biệt là ở các chi, cổ, mặt
  • Tăng huyết áp mà không bị tiểu đường
  • Thân nhiệt hạ thấp hơn 36 độ C hoặc 97 độ F

Chẩn đoán nhiễm trùng huyết có thể bao gồm thành phần của các yếu tố biến sau:

  • Viêm tại vị trí nhiễm trùng ban đầu hoặc bất kỳ đâu trên cơ thể
  • Không thể duy trì huyết áp trong để đảm bảo có đủ máu mang oxy lưu thông tới tất cả các cơ quan quan trọng
  • Tưới mô máu, thiếu oxy đến bất kỳ phần nào của cơ thể, nhìn thấy rõ nhất ở ngón tay/cánh tay, ngón chân/cẳng chân.

Nhiễm trùng huyết được chẩn đoán khi có nhiễm trùng ở một vị trí trên cơ thể VÀ một trong các dấu hiệu sau:

  • Rối loạn chức năng nội tạng (suy nội tạng)
  • Hạ oxy máu (không thể lưu thông oxy đến các mô)
  • Tiểu ít (ít nước tiểu)
  • Nhiễm axit lactic (giảm oxy máu)
  • Men gan tăng (rối loạn chức năng gan)
  • Chức năng não bị thay đổi (lú lẫn/hôn mê)

Điều cần làm

Phòng ngừa là hành động tốt nhất để tránh phát tác nhiễm trùng huyết.

Người bệnh phải kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình để xem bất kỳ vết nhiễm trùng nào không cải thiện hoặc có vẻ tăng triệu chứng, chẳng hạn như đỏ ứng, sưng, khó chịu, đau, nóng cục bộ ở khu vực bị ảnh hưởng hoặc sốt/ớn lạnh.

Nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào trong những triệu chứng hoặc phản ứng cơ thể sau, hãy gọi hoặc đến khám tại nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.

Chẩn đoán nhiễm trùng huyết: xét nghiệm phòng thí nghiệm và hình ảnh

Các xét nghiệm phòng thí nghiệm và hình ảnh điển hình cho nhiễm trùng là:

  • Xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu
  • Cấy vi khuẩn vào vết thương
  • Xét nghiệm vi khuẩn trong dịch tiết mũi hoặc miệng
  • Xét nghiệm vi khuẩn trong máu, yếu tố làm đông máu, tim, chức năng gan và thận, oxy hóa hoặc điện giải
  • Có thể cần chụp cơ thể để đánh giá chức năng cơ quan nội tạng. Chụp ảnh có thể bao gồm:
    • X-quang
    • Chụp CT (Cắt lớp vi tính)
    • Siêu âm
    • MRI (Chụp cộng hưởng từ)

Điều trị

Điều trị do các chuyên gia thực hiện trong môi trường bệnh viện, có thể bao gồm hỗ trợ các chức năng cơ thể cùng với dùng kháng sinh để kiểm soát sự lây lan của nhiễm trùng.

  • Kháng sinh được cung cấp để kiểm soát nhiễm trùng.
  • Thông thường, những người bị nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn sẽ tiếp nhận liệu pháp truyền dịch qua tĩnh mạch và thở oxy.
  • Thuốc được cung cấp theo triệu chứng của từng người, chẳng hạn như:
    • Thuốc để kiểm soát huyết áp và đau
    • Insulin cho đường huyết cao
    • Corticosteroid để giảm viêm
  • Liệu pháp được chỉ định để chăm sóc hỗ trợ nhằm duy trì và phục hồi chức năng.
  • Nếu hệ hô hấp bị ảnh hưởng, có thể cần phải dùng máy thở.
  • Nếu bị suy thận, có thể phải lọc máu.

Phục hồi

Có thể phục hồi sau khi bị nhiễm trùng huyết. Nhiều người có thể phục hồi mà không bị bất kỳ rối loạn di chứng nào. Một số người sống sót sau khi bị nhiễm trùng huyết sẽ có các nhu cầu phục hồi dài hạn dựa trên tổn thương các bộ phận hoặc mô do sự cố sốc nhiễm khuẩn.

Nếu bị tổn thương các chi nghiêm trọng, có thể phải thực hiện cắt cụt chi. Một số bệnh nhân mắc hội chứng căng thẳng hậu chấn thương – một dạng bệnh tâm thần – do những chấn thương từ sự cố sốc nhiễm khuẩn.

Tải xuống thẻ thông tin cứu sinh về nhiễm trùng huyết

Tin tốt là, nếu bạn biết các dấu hiệu và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ khi khởi phát các dấu hiệu thì có thể điều trị được nhiễm trùng huyết.

Để giúp bạn hiểu nhiều nhất có thể về nhiễm trùng huyết, và để giúp bác sĩ hiểu được tính nhạy cảm của bạn với tình trạng này, Trung Tâm Giúp Đỡ Người Bệnh Tê Liệt (PRC) đã cung cấp một thẻ thông tin cứu sinh và tiện lợi để thu hút sự chú ý ngay đến nhiễm trùng huyết.

Nhờ có sự cộng tác của Tiến Sĩ Linda Schultz, phó giáo sư điều dưỡng của Đại Học Maryville, và nhân viên y tế tại Viện Kennedy Krieger, thẻ thông tin nhiễm trùng huyết được thiết kế dành cho cả bệnh nhân và bác sĩ, và áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Dễ dàng nhét vừa vào ví, đây là thẻ dạng gập ba, cho phép bạn ghi lại mức tổn thương của mình và đính kèm số khẩn cấp, đánh giá triệu chứng nhiễm trùng huyết cùng với những thông tin khác.

Một trong các mặt được dành riêng cho bác sĩ. Trong trường hợp bị khủng hoảng nhiễm trùng huyết, bạn có thể kéo phần “Gửi Bác Sĩ” ra phía trước. Phần này cho phép nhân viên cứu hộ nhìn thấy thông tin cá nhân của bạn ở một mặt, và các chỉ dẫn để điều trị nhiễm trùng huyết ở mặt bên kia.

Các bản sao thẻ thông tin nhiễm trùng huyết có thể tải xuống từ trên mạng, hoặc bạn có thể nhận một bản khi gọi PRC theo số 800-539-7309/973-467-8270 (quốc tế) và yêu cầu được nói chuyện với một chuyên gia thông tin.

Xem video của chúng tôi về nhiễm trùng huyết

Thông tin có trong thẻ này và trang web được trình bày với mục đích cung cấp cho bạn thông tin về bệnh tê liệt và những ảnh hưởng của bệnh. Không có nội dung nào trong tài liệu này được hiểu hoặc có mục đích dùng làm chẩn đoán hoặc điều trị y tế. Liên hệ với bác sĩ của bạn hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chuyên môn khác nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe, điều trị, hoặc chẩn đoán của mình.